Mô tả
Xét nghiệm tiền hôn nhân còn được gọi là khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp xác định tình trạng sức khỏe tổng quát. Đặc biệt là những căn bệnh liên quan đến sinh sản ở cả nam và nữ. Đây Là việc làm vô cùng cần thiết, giúp các cặp đôi kiểm tra tổng quát sức khỏe trước khi kết hôn. Nhằm tầm soát các bệnh lý di truyền, bệnh truyền nhiễm và các nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vợ chồng và con cái sau này.
Xét nghiệm tiền hôn nhân ở nữ bao gồm:
1.Xét nghiệm máu công thức máu
Đây là một xét nghiệm cơ bản nhưng có vai trò rất quan trọng nhất với sức khỏe của phụ nữ và thai nhi. Thông qua xét nghiệm máu công thức máu có thể biết rõ số lượng, chất lượng các dòng tế bào máu và tình trạng thiếu máu. Từ đó, có thể chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai.
2.Định lượng Sắt huyết thanh
Giúp xác định sớm triệu chứng của bệnh thiếu máu. Phát hiện nguyên nhân gây thiếu máu, đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa sắt trong cơ thể. Phát hiện bệnh huyết sắc tố (do bất thường cấu trúc hemoglobin) hoặc bệnh thalassemia…
3.Xét nghiệm nhóm máu
Để đánh giá được sự tương thích về nhóm máu của các cặp vợ chồng. Trường hợp người vợ có nhóm máu Rh(-) kết hôn với chồng có nhóm máu Rh(+). Phải được chăm sóc và theo dõi nghiêm ngặt trong suốt thai kỳ. Bởi lúc này, kháng thể trong máu của người mẹ có thể phá hủy các tế bào máu của thai nhi làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc chết lưu thai.
4.Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm
Những bệnh truyền nhiễm có thể lây qua con đường tình dục như HIV, Giang mai, viêm gan B, viêm gan C… thường có triệu chứng nhận biết không rõ ràng, rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. Nếu không được phát hiện sớm có thể lây sang vợ hoặc chồng và lây từ mẹ sang con. Trở thành gánh nặng đối với cuộc sống gia đình.
5. Xét nghiệm hormon sinh sản (nội tiết tố)
- Xét nghiệm Prolactin
Prolactin là một hormon cần thiết cho việc duy trì khả năng sinh sản ở phụ nữ. Hormon này ức chế hormon sinh sản đó là hormone kích thích nang (FSH) và hormone bài tiết gonadotropin (GnRH). Các loại hormon này cần thiết để kích hoạt sự rụng trứng, giúp cho trứng phát triển và trưởng thành.
- Xét nghiệm hormone AMH
Hormone AMH được tiết ra trực tiếp từ các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng và có liên quan trực tiếp với số lượng nang noãn nguyên thủy trong buồng trứng. AMH được sản xuất nhiều nhất ở những nang noãn còn non và đang phát triển ở buồng trứng. Vì vậy, nồng độ AMH sẽ có biết số lượng nang noãn non hiện có trong buồng trứng, hay chính là dự trữ buồng trứng. Dự trữ buồng trứng càng tốt thì khả năng sinh sản của buồng trứng càng cao. Nếu nồng độ AMH thấp thì khả năng vô sinh sẽ cao.
Nồng độ AMH là hằng định, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt nên có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ. Điều này giúp cho việc xét nghiệm nội tiết đánh giá buồng trứng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều cho bệnh nhân. Bởi trước đây, các xét nghiệm để đánh giá chức năng buồng trứng (FSH, LH, E2) bắt buộc phải thực hiện vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
Xét nghiệm AMH đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị vô sinh nữ, đặc biệt là trước khi thực hiện kích thích buồng trứng để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.