Mô tả
Gói xét nghiệm VIP nam bao gồm:
- Xét nghiệm công thức máu (Tổng phân tích tế bào máu)
Giúp bạn biết được mình có bị thiếu máu hay không; lượng các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu có ổn định không; thành phần các tế bào bạch cầu như thế nào, có bị nhiễm trùng máu, ung thư máu hay không?
- Xét nghiệm đường máu (Glucose)
Kiểm tra lượng đường trong máu có vượt mức bình thường không, xác định xem bạn có bị tiểu đường không? Nếu lượng đường trong máu lúc đói (đã nhịn ăn hơn 8 giờ) đo được cao hơn 126 miligam/decilit (mg/dl) có thể bạn bị tiểu đường. Bác sĩ sẽ cho bạn kiểm tra lại đường máu lúc đói vào một ngày khác, hoặc dùng các xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán bạn có tiểu đường hay không.
- Xét nghiệm men gan (AST/ALT/GGT)
Nồng độ các chất này trong máu khi tăng cao hơn 2 lần ngưỡng bình thường giúp xác định tình trạng tổn thương tế bào gan. Tổn thương tế bào gan có thể do nhiều nguyên nhân. Các xét nghiệm này không giúp đánh giá chức năng gan. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân tổn thương tế bào gan và hướng khắc phục cụ thể.
- Xét nghiệm mỡ máu (Cholesterol, HDL-C, LDL-C và Triglyceride)
Mỡ máu cao hơn ngưỡng bình thường khiến bạn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch về sau, như xơ vữa mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Mỗi trị số mỡ máu có một ý nghĩa khác nhau, bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp và đưa ra kế hoạch cải thiện các chỉ số này, từ đó giảm thiểu nguy cơ bệnh lý tim mạch sau này.
- Xét nghiệm chức năng thận (Ure, Creatinin, độ lọc cầu thận)
Thận là cơ quan điều hòa và bài tiết các chất dư thừa thông qua nước tiểu. Ure và Creatinin cũng là những chất được thận đào thải qua nước tiểu. Nồng độ 2 chất này tăng cao trong máu chỉ điểm chức năng bài tiết của thận bị suy giảm.
- Xét nghiệm Tầm soát Gout: ( Acid Uric)
Xét nghiệm acid uric trong máu. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng kéo dài do chế độ ăn giàu purin có thể nguyên nhân dẫn đến bệnh gout.
- Xét nghiệm calci máu
Để xác định nồng độ calci toàn phần trong huyết thanh, xét nghiệm giúp cung cấp các thông tin liên quan đến chức năng tuyến cận giáp và chuyển hóa calci trong cơ thể. Xét nghiệm là cơ sở để theo dõi một loạt các tình trạng bệnh lý liên quan như: rối loạn protein và vitamin D, bệnh lý xương, thận, tuyến cận giáp và bệnh lý đường tiêu hóa.
- Xét nghiệm ASLO
Là loại xét nghiệm thực hiện chức năng chẩn đoán bệnh do vi khuẩn liên cầu tan máu Beta thuộc nhóm A gây ra. Kết quả tổng quan của xét nghiệm ASLO sẽ giúp bạn biết cơ thể có đang mắc bệnh do vi khuẩn liên cầu tan máu như các căn bệnh huyết áp cao, tim, thấp khớp…hay không
- Xét nghiệm tầm soát virus viêm gan B (HbsAg)
Là xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm về khả năng mắc virus viêm gan B, sự hoạt động của virus cũng như khả năng lây lan của bệnh cho những người xung quanh.
- Xét nghiệm tầm soát kháng thể kháng virus viêm gan C (Anti HCV)
Để xác định sự tồn tại của kháng thể kháng virus trong cơ thể từ đó biết được bạn có nhiểm virus viêm gan C hay không
- Xét nghiệm điện giải đồ
Điện giải đồ là xét nghiệm đo nồng độ của các chất điện giải bên trong cơ thể, từ đó sàng lọc sự mất cân bằng xảy ra trong máu, mất cân bằng axit – bazơ và chức năng thận. Một số tình trạng nhất định như mất nước, bệnh thận, tim mạch… có thể khiến nồng độ điện giải trở nên quá cao hoặc quá thấp
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 11 thông số
Việc xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu nhằm sàng lọc sớm hoặc theo dõi một số tình trạng sức khỏe thông thường hay chẩn đoán bệnh về thận hoặc liên quan tới thận, bệnh đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, gan, huyết áp, tim mạch…Các thông số trong xét nghiệm nước tiểu bao gồm: Glucose (GLU)Bilirubin (BIL)Ketone (KET)Tỷ trọng nước tiểu (chỉ số SG)Hồng cầu niệu (chỉ số BLD)Độ pH nước tiểuProtein (PRO) Urobilinogen (UBG)Nitrite (NIT)Bạch cầu (LEU) Vitamin C
- Xét nghiệm ung thư đại trực tràng (CEA)
CEA là một thành phần của màng nhầy đại trực tràng.Tăng trong các ung thư đường tiêu hoá như: thực quản, dạ dày, gan, tụy, đại trực tràng, vú, buồng trứng, cổ tử cung, tuyến giáp. Có thể tăng không nhiều trong polyp đại tràng, viêm ruột non, viêm tuỵ, suy thận mạn.
- Xét nghiệm ung thư gan (AFP)
AFP tăng trong ung thư tế bào gan nguyên phát, ung thư tế bào mầm (tinh hoàn). Giá trị chính của AFP là theo dõi tiến trình bệnh và hiệu quả điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát, ung thư tinh hoàn sau điều trị phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị liệu. AFP huyết tương có thể tăng trong viêm gan, xơ gan.
- Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt ( PSA)
PSA tăng trong ung thư tuyến tiền liệt; có thể tăng trong u phì đại, viêm tuyến tiền liệt. PSA có giá trị trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, thường được sử dụng kết hợp với chụp trực tràng, siêu âm và sinh thiết (biopsy) ở những đàn ông trên 50 tuổi.
- Xét nghiệm ung thư tinh hoàn ( β HCG, AFP)
β-hCG được sử dụng để chẩn đoán, theo dõi hiệu quả điều trị u tế bào mầm nhau thai và tinh hoàn, cũng được sử dụng chẩn đoán u tế bào mầm ngoài sinh dục. β-hCG và hCG huyết tương tăng trong ung thư tế bào mầm như ung thư tinh hoàn ở nam và ung thư nhau thai (choriocarcinoma) ở nữ; tăng trong dùng thuốc chống co giật, an thần, chống Parkinson.
- Xét nghiệm ung thư dạ dày (CA 72-4)
CA 72-4 tăng trong ung thư dạ dày, được sử dụng để theo dõi và hiệu quả điều trị ung thư dạ dày. Có thể tăng trong xơ gan, viêm tuỵ, viêm phổi, thấp khớp.
- Xét nghiệm ung thư tuyến tụy (CA 19-9)
CA 19-9 tăng trong các ung thư đường tiêu hoá như ung thư gan (thể cholangio), đường mật, dạ dày, tuỵ và đại trực tràng. Vai trò chủ yếu của CA 19-9 là phát hiện sớm sự tái phát và theo dõi hiệu quả điều trị các ung thư đường tiêu hoá như nêu trên. CA 19-9 cũng có thể tăng trong viêm gan, viêm tụy, đái tháo đường, xơ gan, tắc mật.
- Xét nghiệm ung thư phổi tế bào không nhỏ(CYFRA 21-1)
CYFRA 21-1 tăng trong ung thư phổi (tế bào không nhỏ), bàng quang (dấu ấn lựa chọn 2). CYFRA 21-1 được sử dụng để chẩn đoán đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi diễn biến của ung thư phổi tế bào nhỏ; nó cũng được sử dụng để theo dõi diễn biến ung thư bàng quang. CYFRA 21-1 cũng có thể tăng trong một số bệnh phổi, thận.
- Xét nghiệm ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC)
SCC là một dấu ấn ung thư tốt cho các ung thư tế bào vảy của cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư vùng đầu cổ, thực quản và hậu môn. Theo đó, sự tăng lên của SCC trong máu tương quan với giai đoạn bệnh, biểu hiện lâm sàng và sự tái phát của khối u.
- Xét nghiệm bệnh lý tuyến giáp (FT3, FT4, TSH)
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một loạt xét nghiệm máu được sử dụng để đo mức độ hoạt động của tuyến giáp. Trong đó, 3 xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất là: TSH, FT4, FT3.
– TSH: Thyroid stimulating hormone là hormone kích thích tuyến giáp, chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng hormone do tuyến giáp tiết ra. Định lượng TSH là xét nghiệm rất hiệu quả để xác định tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp.
– FT4: Hầu hết T4 trong cơ thể liên kết với protein huyết tương. Một phần nhỏ không liên kết được gọi là Free T4. FT4 thường được ưu tiên hơn xét nghiệm T4 toàn phần vì không bị ảnh hưởng bởi các tình trạng gây tăng nồng độ protein huyết tương. Kết quả của FT4 thường được xem xét cùng TSH.
– FT3: Free T3 là T3 tự do, không liên kết với protein. FT3 thường được chỉ định ở bệnh nhân có triệu chứng của cường giáp, có TSH giảm nhưng FT4 ở ngưỡng bình thường.