- ngocle
- 0 Comments
Thông qua các xét nghiệm chuyên khoa về cơ xương khớp giúp người bệnh tầm soát được một số bệnh về cơ xương khớp như: loãng xương, viêm khớp dạng thấp,…
XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP GỒM NHỮNG GÌ?
1.Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu 27 thông số
Nhằm đánh giá số lượng và tỉ lệ các thành phần trong máu gồm bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu lympho, bạch cầu mono, bạch cầu ái toan, ái kiềm. Số lượng của mỗi loại bạch cầu có thể phản ánh nhiều tình trạng, xác định nhiễm trùng và thử phản ứng dị ứng với thuốc, hoá chất của cơ thể
2.Xét nghiệm chỉ số CRP
Là xét nghiệm protein phản ứng C hay C-reactive protein (CRP) là một xét nghiệm quan trọng để xác định và đánh giá tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng. Xét nghiệm CRP còn được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị các tình trạng rối loạn tự miễn hoặc bệnh mạn tính. CRP tăng cao trong máu khi cơ thể bị viêm nhiễm cấp, ngược lại, nếu nồng độ CRP giảm thì có nghĩa là tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể cũng đang giảm.
3.Gout (Acid Uric)
Xét nghiệm acid uric được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric trong cơ thể như trong nhiều rối loạn chức năng thận và rối loạn chuyển hóa, bao gồm suy thận, gout, bệnh bạch cầu, vảy nến, thiếu ăn hay các tình trạng suy kiệt khác, và ở bệnh nhân dùng các thuốc độc tế bào.
4.ASO
Xét nghiệm ASLO là loại xét nghiệm thực hiện chức năng chẩn đoán bệnh do vi khuẩn liên cầu tan máu Beta thuộc nhóm A gây ra. Kết quả tổng quan của xét nghiệm ASLO sẽ giúp bạn biết cơ thể có đang mắc bệnh do vi khuẩn liên cầu tan máu như các căn bệnh huyết áp cao, tim, thấp khớp…hay không.
Đối với những trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng của viêm cầu thận, nhiễm liên cầu khuẩn hoặc bị sốt thấp khớp với biểu hiện đau sưng khớp nhiễm trùng thời gian gần và có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm ASLO.
5.Tốc độ máu lắng (VS)
Xét nghiệm máu lắng thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh lý gây viêm như sau: bệnh tự miễn, ung thư, nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, các dạng viêm khớp, một vài bệnh lý cơ hoặc mô liên kết (đau đa cơ dạng thấp), bệnh lý viêm đường tiêu hóa…
Bạn có thể nên thực hiện xét nghiệm máu lắng nếu bạn có các triệu chứng của tình trạng viêm như viêm khớp hoặc viêm đường tiêu hóa. Các triệu chứng có thể như sau sau:
- Đau khớp hoặc cứng khớp kéo dài hơn 30 phút vào buổi sáng
- Nhức đầu, đặc biệt với đau kết hợp vùng vai
- Giảm cân bất thường
- Đau vùng vai, cổ và hông
- Triệu chứng đường tiêu hóa như: tiêu chảy, sốt, có máu trong phân, đau bụng bất thường.
6.Định lượng calci toàn phần (Calci total)
Xét nghiệm calci máu để xác định nồng độ calci toàn phần trong huyết thanh, xét nghiệm giúp cung cấp các thông tin liên quan đến chức năng tuyến cận giáp và chuyển hóa calci trong cơ thể. Xét nghiệm là cơ sở để theo dõi một loạt các tình trạng bệnh lý liên quan như: rối loạn protein và vitamin D, bệnh lý xương, thận, tuyến cận giáp và bệnh lý đường tiêu hóa.
Tăng nồng độ calci máu toàn phần thường gặp trong các trường hợp sau:
- Cường cận giáp tiên phát.
- Tăng do nguyên nhân ung thư: ví dụ ung thư vú, phổi, thận.
- Bệnh u tạo hạt: bệnh sarcoidose, lao, bệnh phong, bệnh u hạt do silicone, bệnh u hạt tăng bạch cầu ái toan, sốt do mèo cào.
- Tác dụng của các thuốc: ngộ độc vitamin Dvà vitamin A, lạm dụng thuốc trung hòa acid dịch vị (Antacid abuse), dùng thuốc lợi tiểu quá mức thiazide.
- Bệnh nhân nằm bất động lâu ngày: bệnh Paget.
- Sau ghép thận.
- Nhiễm toan hô hấp.
- Bệnh leukemia.
- Các bệnh lý nội tiết: nhiễm độc giáp, khối u tuyến cận giáp, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận.
Giảm nồng độ calci máu thường gặp do các nguyên nhân:
- Giảm protein máu, nhất là khi nồng độ albumin máu thấp.
- Giảm hấp thu calci: người bị ỉa chảy mạn, nghiện rượu.
- Người bị suy dinh dưỡng nặng.
- Bệnh suy thận.
- Hội chứng thiếu vitamin D.
- Suy cận giáp, giả suy cận giáp.
- Viêm tụy cấp.
- Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.
- Truyền máu ồ ạt.
- Giảm magie máu do đi kèm với giảm bài xuất hormone cận giáp.
- Còi xương và chứng nhuyễn xương.
- Do sử dụng các thuốc: EDTA, Calcitonin, thuốc điều trị ung thư, truyền dịch muối,…
- Di căn u nguyên bào xương.
7. Đo độ loãng xương (Beta Cross Laps)
Trong cơ thể, xương được liên tục được tu sửa theo hai bước: “phân hủy” xương (tái hấp thu) và thay thế xương bị loại bỏ bằng việc hình thành xương mới. Trong bệnh loãng xương, khối lượng xương bị mất vì quá trình phân hủy xảy ra nhanh hơn quá trình xây dựng lại. Khi xương bị tiêu hủy, các mảnh collagen của xương được giải phóng vào máu. Một trong những mảnh này được gọi là “C-telopeptide.” Xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá tình trạng mất khối lượng xương (tiêu xương) trong trường hợp loãng xương hoặc các bệnh về xương khác như bệnh Paget.
QUÝ KHÁCH HÀNG ĐANG TÌM KIẾM DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM TẠI VŨNG TÀU?
Hiện tại phòng xét nghiệm Y khoa C-Star đang triển khai gói khuyến mãi xét nghiệm tầm soát bệnh lý xương khớp giá 379.000đ
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, tự động hoàn toàn. Phòng Xét Nghiệm Y Khoa C-star Vũng Tàu thực hiện các xét nghiệm nhanh chóng, với độ chính xác cao.
Phòng xét nghiệm Y Khoa C-Star tại Vũng Tàu có đủ năng lực thực hiện hoàn chỉnh tất cả các loại xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao. Đáp ứng nhu cầu xét nghiệm của quý khách hàng và quý đối tác, đơn vị trên địa bàn.
* Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm:
- Quý khách hàng vui lòng nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng, thời điểm tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy. Để đảm bảo các kết quả chính xác nhất đến tay quý khách hang.
- Không sử dụng các chất kích thích trước khi làm xét nghiệm
- Quy cách lấy mẫu: Mẫu máu tĩnh mạch.
- Thời gian trả kết quả: Kết quả xét nghiệm tổng quát sẽ được trả sau 12 – 24 giờ lấy mẫu
—————————————————————————————-
PHÒNG XÉT NGHIỆM Y KHOA CSTAR VŨNG TÀU
Địa chỉ: 99A đường 3/2, Phường 8, TP. Vũng Tàu
Hotline: 0968 322 355 / 0933 501 666
Zalo: Phòng xét nghiệm y khoa C-star / Facebook: Phòng Xét Nghiệm Y khoa C-Star Vũng Tàu
Trung tâm chuyên khoa xét nghiệm tại Vũng Tàu:
HUYẾT HỌC – SINH HÓA – MIỄN DỊCH – VI SINH – SINH HỌC PHÂN TỬ
Xét nghiệm máu tổng quát – Tầm soát Ung thư – NIPT – ADN huyết thống – Vi chất dinh dưỡng – Bệnh xã hội